HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline: 0937 307 988

E-mail: ab@tranhdangiandongho.vn

Skype Email

TIN TỨC & SỰ KIỆN
Thư viện videos
Tranh đóng khung - Tranh khung nhỏ 34 x 44 cm
EM BÉ ÔM TÔM

660.000 VNĐ

EM BÉ ÔM TÔM

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

EM BÉ ÔM CÁ CHÉP

660.000 VNĐ

EM BÉ ÔM CÁ CHÉP

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

KÉO CO

660.000 VNĐ

KÉO CO

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

CHỌI TRÂU

660.000 VNĐ

CHỌI TRÂU

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

TÌNH TỶ MUỘI

660.000 VNĐ

TÌNH TỶ MUỘI

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

ĐINH TIÊN HOÀNG

660.000 VNĐ

ĐINH TIÊN HOÀNG

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

QUANG TRUNG

660.000 VNĐ

QUANG TRUNG

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

TRẦN HƯNG ĐẠO

660.000 VNĐ

TRẦN HƯNG ĐẠO

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

TIẾN SĨ XUẤT KINH

660.000 VNĐ

TIẾN SĨ XUẤT KINH

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

TAM NIÊN NHŨ BỘ

660.000 VNĐ

TAM NIÊN NHŨ BỘ

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

CHÙA HƯƠNG TÍCH

660.000 VNĐ

CHÙA HƯƠNG TÍCH

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

VINH QUY BÁI TỔ

660.000 VNĐ

VINH QUY BÁI TỔ

Thêm vào giỏ hàng Chi tiết

Hình tượng con tôm trong văn hóa dân gian Việt Nam mang ý nghĩa may mắn, tốt lành với cuộc sống thịnh vượng và phát triển, gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn và thành đạt. Tranh thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Hình tượng cá chép trong văn hóa dân gian Việt Nam mang ý nghĩa phú quý, sung túc. Đồng thời biểu trưng cho cái chữ, cho việc học và thăng tiến trong sự nghiệp. Tranh là lời nguyện ước của ông cha dành cho thế hệ trẻ, phải mạnh mẽ vượt qua khó khăn, sóng gió để vươn tới sự thành công cho chính bản thân mình.

Cá chép còn nhắc người ta nhớ đến truyền thuyết nổi tiếng “Cá chép hóa rồng”. Vì thế, tranh cá chép được dùng như là tấm gương của ý chí, nỗ lực, vượt qua giới hạn bản thân để đến được bến bờ thành công.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Ở các làng quê Việt Nam trước đây, những dịp lễ tết thường có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian, trong đó có kéo co. Đây là một trò chơi truyền thống thu hút nhiều người tham gia cũng như đám đông cổ vũ, mang bầu không khí sôi động vui nhộn và rạo rực tinh thần tranh đua. Kéo co là trò chơi mang tính tập thể cao, rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai, đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn và khéo léo.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Trong đời sống nông nghiệp trước đây, con trâu được xem là tài sản quý của người nông dân. ''Con trâu là đầu cơ nghiệp'' - Trâu gắn bó bao đời với người dân Việt Nam, được các nghệ nhân Đông Hồ dành cho nhiều tâm huyết. Trong đó, chọi trâu là một trong nhữn bức tranh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với nhiều người, vì đây là một lễ hội thường thấy ở nhiều vùng quê Việt Nam, thể hiện đời sống sinh hoạt của người dân.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Bức tranh nói về hai người phụ nữ đang ''tranh luận''/cãi cọ với dáng điệu rất đặc biệt. Trong lời ăn tiếng nói của người Việt, “lời chào cao hơn mâm cỗ”, là câu nói cửa miệng khi gặp nhau. Ngược lại, khi tức giận, tranh cãi, người Việt còn chửi vần chửi vè nữa.

Xưa kia ở nông thôn, chửi đổng có vần điệu và có bài bản lại là một nét sinh hoạt khác rất lâu đời. Chúng phần nhiều được dùng để thóa mạ một đối thủ có quyền có chức hay ức hiếp dân lành, hoặc bọn trộm cắp trong làng. Ví dụ một bà già chửi khi mất gà: “Cờ xanh cắm ngõ, cờ đỏ cắm nhà, bắt lấy tên, biên lấy tuổi, lên trình Nam tào, Bắc đẩu, đứa nào ăn cắp con gà của bà. Con gà ở nhà bà là con công, con phượng, về nhà mày là con cú, con cáo. Nó mổ mắt cả lò nhà mày, mày hộc máu răng, mày văng máu mép, mày vật đống rơm, mày đơm đống rạ...”.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Bức tranh với hình ảnh chị em mèo đẹp mang thông điệp tình cảm gắn kết và thương yêu nhau. Với hầu hết mọi người, mèo là một sinh vật kỳ diệu với những nét riêng biệt, đặc thù. Trong văn hóa Việt, mèo hội tụ nhiều tư chất đáng quý.  Mèo là một trong 12 con giáp, có mặt trong đời sống sinh thái như một nhân vật không thể thiếu với con người. Đồng thời mèo còn có mặt trong đời sống văn hóa dân gian.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

“Cố đô Hoa Lư vẫn còn đây. Sông Hoàng Long vẫn còn đó. Và dù vùng đất thiêng mang dấu ấn khai sáng cho dân tộc đang thay đổi mạnh mẽ nhưng những bí ẩn lịch sử về Đinh Tiên Hoàng và những nhân vật xung quanh ông mãi mãi là những câu chuyện quyến rũ mà các thế hệ sau không ngừng tìm cách giải mã.
Rồng vàng bất ngờ hiện lên đưa "Thủ lĩnh chăn trâu" qua sông.

Sông Hoàng Long xưa còn có tên Đại Hoàng. Chuyện rằng, Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ nhà nghèo phải đi chăn trâu cho người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Được lũ trẻ mục đồng yêu quý tôn làm thủ lĩnh, cậu bé họ Đinh bày trò chơi cờ lau tập trận, tự xưng vương, với hai bên tả hữu là Đinh Điền và Nguyễn Bặc hộ vệ. Đinh Bộ Lĩnh còn tổ chức lễ khao quân, làm thịt một con trâu của người chú để tế lễ và chiêu đãi “ba quân”.

Nghe tin, ông Đinh Thúc Dự tức giận đến kinh hãi, vội cầm gươm chạy ra đồng đuổi đánh “vua” cháu ngỗ nghịch phạm thượng rước họa vào dòng tộc. Đinh Bộ Lĩnh cùng bạn chăn trâu chạy trốn, tới bến đò Trường Yên thì cùng đường, nước lớn sông rộng mà không có đò. Bỗng từ lòng sông sóng cuộn dâng lên rồng vàng xuất hiện đón Đinh Bộ Lĩnh đưa sang bờ bên kia.

Đinh Thúc Dự đuổi tới bờ sông Đại Hoàng thấy rồng vàng cõng “vua” cháu thì càng thất kinh, bèn cắm gươm xuống đất chắp tay quỳ lạy theo. Con sông này từ ấy mang tên Hoàng Long, còn nơi Thúc Dự cắm gươm mọc lên một ngọn núi được dân gian gọi là núi Kiếp Lĩnh (Cắm Gươm) và con đường mà Bộ Lĩnh trốn chạy từ đồng ra sông nay là đường Vua Đinh. Từ truyền thuyết này mà về sau Lễ hội cố đô Hoa Lư luôn có tục rước nước từ sông Hoàng Long về Đền vua Đinh để tế thần linh”.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, bằng một cuộc công phá chiến lược, chỉ trong 5 ngày đầu xuân, đạo quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ đã quét sạch 29 vạn quân Thanh đang say sưa "ngủ trọ" tại Bắc Hà ra khỏi bờ cõi, làm nên một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

 

Là một vị tướng tài kiêm văn võ, biết đánh giá đúng vai trò quan trọng của dân- nền tảng của xã tắc- và của quân đội, Trần Hưng Đạo đã biết đề ra một đường lối quân sự ưu việt, có tính chất nhân dân, mà tiêu biểu là hai cuộc rút lui chiến lược khỏi Kinh thành Thăng Long, tránh cho nhà Trần những tổn thất lớn, và tạo thời cơ bẻ gãy lực lượng của địch. Những kế hoạch làm vườn không nhà trống trên khắp các nẻo đường mà giặc đi qua, những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa hương binh và quân đội chính quy của nhà nước, những trận phục kích lừng danh như trận Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi của ông sống mãi. Ngay đến kẻ thù cũng phải nhắc đến mấy chữ Hưng Đạo Vương với niềm kính trọng.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ, mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Ý nghĩa: Đỗ trạng nguyên không chỉ là vinh dự của gia đình và làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý của người Việt Nam: “ Công cha nghĩa mẹ ơn thầy”.

TÌM HIỂU VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA LỄ "VINH QUY BÁI TỔ":

Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông ban lệ "BIA ĐÁ ĐỀ DANH", nghĩa là danh tính của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại Thăng Long để vinh danh người tài và khuyến khích học tập.

Theo sử sách, tính đến năm 1800, nước ta đã có 2.266 vị tiến sĩ. Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ.
(Tên của vị trạng nguyên đôi khi còn được gọi theo tên của làng quê nơi sinh ra vị tân khoa đó, ví dụ như Trạng Phùng Khắc Hoan, còn được gọi là Trạng Bùng (do ông sinh ra tại làng Bùng, nay là làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ "NGỰA ANH ĐI TRƯỚC, VÕNG NÀNG THEO SAU". Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Nội dung: Tranh ''Thập nguyệt dưỡng thai'' nói lên sự vất vả và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái. Không chỉ mang nặng đẻ đau sau 9 tháng 10 ngày mà người mẹ còn phải vất vả nuôi dạy con khôn lớn, khỏe mạnh. Là những người con, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của đấng sinh thành:

"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không''

Ghi chú: Chữ trên tranh tạm dịch là: THẬP NGUYỆT DƯỠNG THAI
''Mười trăng trong bụng nặng nề
Đến ngày hoa nở mọi bề tròn vuông''

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh

Nguyên liệu: Tranh được làm hoàn toàn thủ công theo phương pháp truyền thống từ giấy Dó. Màu sắc từ thiên nhiên như: màu Đỏ từ sỏi non, Vàng từ hoa hòe, Đen từ than lá tre, Xanh từ lá tràm và Trắng từ vỏ sò điệp ở biển được nghiền nát trộn với bột gạo nếp.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Nội dung: Ca ngợi cuộc sống bình yên của các làng quê Việt Nam. Cầu mong khát vọng về sự thành đạt của con người. Chữ trên tranh : “Hà diệp cái thanh thanh”, nghĩa là "xanh xanh tàu lá sen”. Đây là bức tranh thể hiện cuộc sống giản dị và thanh bình của những em bé chăn trâu ngày xưa. Con trâu vừa là tài sản lớn của gia đình mà chú bé phải trông nom, lại vừa là những người bạn thân thiết của chú. Nó không ngần ngại tham gia vào các thú vui của chú bé. Lúc thì vểnh tai lên nghe chú thổi sáo, có lúc lại hào hứng cùng chú bé vui chơi thả diều vào những buổi chiều lộng gió. Nhìn vào bức tranh này chúng ta cảm nhận được niềm vui, sự gắn bó và thơ mộng của tuổi thơ.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh

Nguyên liệu: Tranh được làm hoàn toàn thủ công theo phương pháp truyền thống từ giấy Dó. Màu sắc từ thiên nhiên như: màu Đỏ từ sỏi non, Vàng từ hoa hòe, Đen từ than lá tre, Xanh từ lá tràm và Trắng từ vỏ sò điệp ở biển được nghiền nát trộn với bột gạo nếp.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Nội dung: Thông qua việc người mẹ nuôi con 3 năm bằng sữa mẹ đã nói lên sự vất vả của đấng sinh thành khi nuôi nấng chúng ta nên người. Vì vậy, dù cuộc đời có ra sao thì chúng ta cũng không được quên ơn công cha mẹ, như câu ca dao:

''Tiền tài, vật chất, phù du
Công cha, ơn mẹ, thiên thu nghĩa tình
Nặng mang, mang suốt đời mình
Thâm ơn dưỡng dục sinh thành là đây''

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

Nội dung: Chùa Hương Tích là một quần thề di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, với nhiều ngôi chùa thờ Phật cùng một số ngôi đền mang tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu. Trong đó, am Thánh Mẫu theo truyền thuyết được biết đến là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh

Loại tranh: Tranh khung.

Kích thước: 35 cm x 45 cm

Ý nghĩa: Đỗ trạng nguyên không chỉ là vinh dự của gia đình và làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý cảu người Việt Nam: “ Công cha nghĩa mẹ ơn thầy”.

Xuất xứ: Làng Đông Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh.

Loại tranh: Tranh khung,

Kích thước: 34 cm x 44 cm.

1 2 3 >  Last ›

Hotline

Hotline

0937 307 988